HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT GIÁO DỤC GIỮA TRƯỜNG THPT TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC CHUO VÀ TRƯỜNG QUỐC TẾ NHẬT BẢN
07/11/2023GIÁO DỤC RỐT CUỘC LÀ VÌ CÁI GÌ?
“Xin hãy giúp đỡ học sinh lớn lên trở thành người có nhân tính thực sự, chỉ có trong tình huống đó thì khả năng đọc-viết-tính toán mới có giá trị.” Đó là lời thỉnh cầu của một Hiệu trưởng ở một ngôi trường ở Mỹ - người may mắn sống sót tại trại tập trung của Đức Quốc xã.
“Mục đích của giáo dục là phải truyền tải hơi thở của cuộc sống, giúp cho con người biết tôn trọng sinh mệnh, hướng thiện, mở rộng tấm lòng, giúp con người tự đánh thức “thiện căn” tốt đẹp sẵn có ở bên trong”. Nhà thơ, nhạc sỹ và nhà dân tộc chủ nghĩa Rabindranath Tagore - ngườiđược trao Giải Nobel Văn học năm , trở thành người đầu tiên đoạt giải Nobel. Ông còn là tác giả của bài Quốc ca Ấn Độ và Bangladesh.
Bản chất của con người là lương thiện, bởi vậy người xưa luôn nói câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Tuy vậy, trong quá trình trưởng thành, người ta phải đối mặt với những cám dỗ về danh-lợi-tình, phần thuần chân, thuần thiện, trong sáng trong bản tính dần bị “mài mòn”. Thay vào đó là sự khôn khéo, lõi đời, tính toán và đố kỵ… Vì vậy, mục đích của giáo dục là phải rèn luyện con người, khắc phục mặt ác, mặt xấu để chuyển hóa về mặt lương thiện và tốt đẹp. Cốt lõi của giáo dục là giáo dục tâm hồn và bản chất lương thiện của con người, chứ không chỉ đơn giản là việc truyền đạt khối lượng kiến thức khổng lồ và nắm bắt tri thức.
Chỉ có như vậy, con người mới có đủ tiêu chuẩn đạo đức để đối diện với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, mà không bị cuốn theo dòng chảy của cảm xúc hoặc ngoại cảnh.
Chỉ có như vậy, con người mới có thể dùng tấm lòng chân thành để lắng nghe cảm xúc của người khác, dùng trái tim thiện lương để tha thứ cho lỗi lầm của người khác, dùng thái độ bao dung để chấp nhận sự khiếm khuyết của người khác.
Một nhà giáo dục Nhật Bản từng nói rằng, chúng ta phải đào tạo học sinh để chúng “đối mặt với một đám hoa cúc dại mà cảm xúc dâng trào phấn khích”. Khi một người chứa đầy tình yêu thương đối với cỏ cây, hoa lá thì đối với sinh mệnh con người, anh ta có thể không tôn trọng sao?
Người xưa nói: “Không gì đáng buồn hơn trái tim nguội lạnh”. Một người lạnh nhạt vô tình đối với thế giới bên ngoài là người ích kỷ, không quan tâm đến người khác, không biết hy sinh vì người khác. Nếu như cả một thế hệ, hoặc cả một dân tộc trở nên lạnh lùng, thờ ơ thì dân tộc ấy tương lai sẽ như thế nào đây?
Tôi luôn nghĩ rằng, trong giáo dục thì không có điều gì quan trọng hơn giáo dục nhân cách. Người có nhân cách tốt, có nghĩa là có đạo đức tốt, có nền nếp tác phong chuẩn mực và có sự hiểu biết, trong đó sự hiểu biết về con người, về cách đối nhân xử thế là quan trong nhất, thì chắc chắn dù ở vị trí công tác nào, họ cũng sẽ là những người thành công. Một người có nhân cách tốt và có kiến thức tốt, thì chắc chắn họ sẽ ở đỉnh cao của sự thành công.
Các Thầy Cô có rất nhiều kiến thức cần truyền dạy, nhưng tất cả các môn học nhằm cung cấp kiến thức đó và tất cả mọi hoạt động trong nhà trường đều có chung nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho học sinh. Để làm được điều đó, các Thầy Cô và cán bộ của trường đã, đang và luôn là những tấm gương cho học sinh về đạo đức, nền nếp và cách ứng xử, bồi đắp phẩm chất và giá trị nhân văn tốt đẹp cho học sinh; đồng thời, học sinh ngay từ Mầm non đã luôn được rèn luyện thực hành về tác phong, đạo đức, nền nếp và cách ứng xử trong mọi hoạt động hàng ngày. Và trong suốt những năm tháng học tập trong nhà trường những tác phong đó sẽ trở thành thói quen, từ thói quen sẽ trở thành những hành động tự nhiên, từ hành động tự nhiên sẽ biến thành tố chất của mỗi con người.
“Hướng tới sự minh triết” – Đó là khát vọng, mục tiêu vươn tới của Trang cá cược game online uy tin , có lẽ các Quý phụ huynh, Thầy Cô đều đã biết. Trong thời gian vừa qua, hoàn cảnh khách quan đã khiến cho các Thầy Cô không được tiếp xúc trực tiếp với học sinh thường xuyên, các em học sinh chỉ được nhìn thấy nhà trường, Thầy Cô qua màn hình online. Dĩ nhiên, đây là một hoàn cảnh, một thử thách để tập thể nhà trường, Phụ huynh và học sinh chúng ta cùng vượt qua, nhưng cũng không tránh khỏi việc học sinh đi chệch đôi chút khỏi những nền nếp, thói quen tốt mà nhà trường cùng các Quý phụ huynh đã tạo dựng cho các con. Đây là điều dễ hiểu bởi thói quen là điều cần được rèn luyện và tiếp xúc thường xuyên, đặc biệt là ở độ tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên. Nhưng đây cũng là độ tuổi nhanh chóng có được sự tiến bộ nhất nếu được sự đồng hành của những mối quan hệ xung quanh các em, từ nhà trường đến gia đình. Tôi tin rằng với đội ngũ giáo viên, cán bộ đã thấu hiểu sâu sắc giá trị cốt lõi và nếp văn hoá trong nhà trường, cùng với sự ủng hộ của Quý phụ huynh, các em học sinh sẽ nhanh chóng trở lại với những thói quen và nền nếp tốt, dần dần hình thành tố chất không thể thay đổi trong suốt cuộc đời các em.
Tôi rất mong nhận được sự tận tâm, nỗ lực của các Thầy Cô và toàn thể cán bộ nhà trường trong việc tăng cường giáo dục và chấn chỉnh lại nhân cách của học sinh JIS. Rất mong nhận được sự đồng hành và ủng hộ của các Quý phụ huynh. Nhà trường luôn trân trọng và vinh hạnh được tiếp đón các ý kiến, trao đổi, phản ánh để góp phần xây dựng môi trường hoàn thiện hơn nữa cho con em chúng ta.
Đào Xuân Học
Chủ tịch hội đồng Trường JIS